Không nặn mụn có tự hết không?

Date:

Share post:

 Mụn là một “khách” không mời mà tới, chúng ta thường cảm thấy mất tự tin và cần loại bỏ chúng ngay lập tức vì vậy nặn mụn là một thói quen thường được thực hiện với hy vọng làm sạch làn da khỏi những vết mụn phiền toái. Tuy nhiên, việc này thường đi kèm những rủi ro tiềm ẩn chính vì thế một số người không có thời gian đi spa, sợ đau và e ngại việc nặn mụn nên thường là để mụn hết một cách tự nhiên. Nhiều người vẫn thắc mắc câu hỏi Không nặn mụn có tự hết không? Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chăm sóc da cùng với đội ngũ dược sĩ tận tâm, Hệ thống Nhà thuốc Việt đã tư vấn chăm sóc da cho hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi trên. 

Không nặn mụn có tự hết không?

Các loại mụn thường xuất hiện

Mụn là một tình trạng da thường gặp, xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu, tế bào da chết và bụi bẩn. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn trong lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và tạo ra các vết sưng đỏ hoặc mủ trắng.

Mụn thường xuất hiện trên các bộ phận: mặt, cổ, lưng,…

 

Các loại mụn phổ biến thường gặp

Mụn đầu trắng

Đây là một loại mụn phổ biến, mụn đầu trắng là loại mụn trứng cá, chúng được hình thành khi các tế bào da chết, dầu tiết và vi khuẩn,… loại mụn này có kích thước nhỏ, có đầu mụn màu trắng.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen được hình thành do lỗ chân lông tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trong thời gian dài, mụn đầu đen thường nổi ở những nơi có nhiều tuyến dầu đặc biệt là ở cánh mũi không gây viêm

Mụn ẩn

Mụn ẩn thường nằm ẩn sau dưới niêm mạc da nên thường khó nhìn thấy đầu mụn hoặc nhân mụn. Chúng thường xuất hiện ở trên trán, cằm, má và quanh miệng nổi theo từng cụm.

Mụn mủ

Mụn mủ là một loại mụn phổ biến có đặc điểm vùng sưng đỏ và chứa mủ ở đỉnh. Loại mụn này thường có màu trắng đặc hoặc màu ngả vàng.

Mụn đỏ

Mụn đỏ, còn được gọi là mụn viêm nhiễm hoặc mụn sưng, là một trong những loại mụn trứng cá phổ biến. Mụn đỏ thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu, bụi bẩn và tế bào da chết, và sau đó bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn

Nguyên nhân hình thành mụn? 

Mụn thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như: 

Mụn được hình thành do bít tắc lỗ chân lông

Bít tắc lỗ chân lông: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn, khi tuyến bã nhờn phải hoạt động nhiều, làn da sẽ sản xuất ra nhiều dầu thừa hơn để điều tiết. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến các loại mụn nội tiết xuất hiện và phát triển trên da.

Sử dụng sản phẩm phù hợp cho da: Sử dụng sản phẩm không phù hợp cho loại da của bạn có gây tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây kích ứng da, dẫn đến việc hình thành mụn.

Áp lực và căng thẳng: Căng thẳng và áp lực có thể gây ra sự gia tăng của hormone cortisol, có thể làm tăng sự sản xuất dầu da và dẫn đến mụn.

Không nặn mụn có tự hết không?

Không nặn mụn có tự hết không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, để trả lời cho câu hỏi này cần phụ thuộc vào tình trạng da và loại mụn. 

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng không nên nặn mụn mà để mụn tự chín, rụng và chúng sẽ tự hết và việc nặn mụn sẽ khiến cho da mặt bị sẹo thâm, sẹo lõm gây ảnh hưởng đến làn da của mình. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc nặn mụn cũng là một quy trình không thể thiếu trong việc chăm sóc da mặt. 

Bạn nên tham khảo những loại mụn nên và không nên nặn qua những thông tin dưới đây nhé.

Các loại mụn có thể tự nặn

Mặc dù không nên nặn mụn tự ý, có một số loại mụn có thể được nặn nếu bạn làm điều này cẩn thận và sạch sẽ. Dưới đây là danh sách các loại mụn thường được nặn một cách an toàn:

Mụn trắng (mụn mủ): Mụn trắng thường chứa mủ trắng và có thể nặn khi nó đã trưởng thành, và nó có đầu trắng nhô lên. Trước khi nặn, hãy đảm bảo da và tay của bạn đã được làm sạch thật kỹ. 

Mụn đầu đen (mụn đốm đen): Mụn đầu đen là tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu và tế bào da chết, thường có đầu màu đen. Bạn có thể nặn mụn đầu đen sau khi tắm nước nóng để làm mềm da và mở lỗ chân lông. 

Các loại mụn không nên nặn

Mụn đỏ (mụn viêm): Mụn đỏ thường là kết quả của viêm nhiễm và có thể đau đớn và sưng to. Nặn mụn đỏ có thể làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và để lại vết thâm hoặc vết sẹo.

Mụn sưng (mụn mủ sưng to): Mụn sưng thường chứa mủ và là kết quả của viêm nhiễm. Nặn mụn sưng có thể gây tổn thương da và lan truyền vi khuẩn sâu hơn, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và vết sẹo.

Mụn bọc: Mụn bọc là mụn sưng lớn, sâu dưới da và thường rất đau. Nặn mụn bọc có thể gây sưng to, viêm nhiễm nghiêm trọng và vết sẹo nặng.

Mụn sưng nhiễm trùng: Mụn có thể trở nên nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Nặn mụn sưng nhiễm trùng có thể lan truyền vi khuẩn và gây viêm nhiễm nặng hơn.

Mụn ẩn: Mụn ẩn là mụn nằm dưới da và không có đầu trắng hoặc đen nổi lên. Việc nặn mụn ẩn có thể gây tổn thương da xung quanh và không giải quyết triệt hạ mụn.

Mụn ở vùng mắt: Vùng quanh mắt là vùng da mỏng và nhạy cảm. Nặn mụn ở vùng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Mụn ở vùng rìa môi hoặc trong miệng: Nặn mụn ở vùng này có thể gây đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.

Quy trình nặn mụn đúng cách

Nếu bạn quyết định tự nặn mụn, hãy tham khảo các bước của quy trình sau đây để an toàn và giảm nguy cơ tổn thương cho da:

Bước 1: Vệ sinh tay và làm sạch da

Đây là bước vệ sinh quan trọng nhất trong quá trình nặn mụn. Đầu tiên hãy tẩy trang sạch các lớp makeup và sử dụng sữa rửa mặt chuyên dụng để làm sạch da mặt thật sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn trên da.

Tẩy trang trước khi tiến hành lấy nhân mụn

Bước 2: Tẩy tế bào chết cho da

Để loại bỏ được các lớp tế bào sừng và tạp chất còn đọng lại bên trong lỗ chân lông. Bạn cần nên áp dụng bước này khoảng 1-2 lần mỗi tuần sẽ giúp cho làn da của bạn trở nên mịn màng hơn.

Tẩy tế bào chết cho da 

Bước 3: Xông hơi da mặt trước khi nặn mụn 

Xông hơi bằng nước ấm để kích thích giãn nở của lỗ chân lông, từ đó những sợi bã nhờn trong lỗ chân lông được loại bỏ. Đây là một bước cần thiết để dễ dàng lấy nhân mụn. 

Xông hơi giúp giãn nở lỗ chân lông 

Bước 4: Lấy nhân mụn

Có nhiều dụng cụ để lấy mụn. Tuy nhiên, các dụng cụ cần phải sát trùng, vệ sinh thật kỹ. Sau đó, rửa tay thật sạch trước khi tiến hành lấy nhân mụn. Dùng lực nhẹ nhàng để nặn mụn và chỉ nên nặn những loại mụn như mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn đã trồi lên, không nên nặn những loại mụn không bị viêm nhiễm, sưng to.

 

Nặn mụn bằng tay đã được làm sạch hoặc bằng dụng cụ

Bước 5: Đắp mặt nạ cho da sau khi nặn 

Sau khi nặn mụn, bạn có thể đắp các loại mặt nạ để giảm được tình trạng sưng đỏ, làm dịu da. Nên duy trì thói quen đắp mặt nạ khoảng 2-3 lần mỗi tuần để có được làn da mịn màng, tươi sáng.

Đắp mặt nạ sau khi nặn mụn 

>> Xem thêm bài viết liên quan: BÍ KÍP CHĂM SÓC DA SAU KHI NẶN MỤN

Nên nặn mụn tại nhà hay nặn mụn tại Spa?

Theo các chuyên gia Da liễu khuyến khích, bạn nên nặn mụn tại các cơ sở y tế làm đẹp để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Khi nặn mụn tại Spa bạn được trực tiếp các bác sĩ, chuyên viên soi da, thăm khám để đưa ra cho mỗi người một phác đồ điều trị riêng biệt. Khi nặn mụn tại nhà không đúng cách sẽ gây ra các tình trạng dễ viêm nhiễm, dễ để lại thâm sẹo. Đối với tình trạng mụn nghiêm trọng hoặc nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia da liễu tại spa để được tư vấn điều trị chuyên nghiệp. Bạn nên tìm spa uy tín chất lượng sẽ giúp bạn xử lý được cái nốt mụn dai dẳng không hết. 

Tổng kết

Không phải tất cả các loại mụn đều tự hết mà nó cần có thời gian. Việc chăm sóc da đúng cách và có lối sống lành mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ mụn và cải thiện tình trạng da cho bạn. Mong rằng những thông tin trên đây mà Nhà thuốc Việt đã cung cấp sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi Không nặn mụn có tự hết không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ thêm nhiều kiến thức về vấn đề nặn mụn.

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bạn Có Thể Thích

Bạn Có Thể Thích

Top 5 kem dưỡng trắng da mặt cho da ngăm đen an toàn và hiệu quả

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền Tiêu chuẩn về làn da đẹp của...

3 cách làm trắng da mặt nhanh chóng trong 1 tuần

Làn da của bạn đang gặp phải tình trạng da sạm đen, không đều màu khiến bạn vô...

Điểm danh TOP 7 kem dưỡng phục hồi da tốt nhất hiện nay

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng Một làn da khoẻ mạnh, tươi tắn và...

Top 3 Collagen trị mụn chất lượng đáng đầu tư

Collagen được biết đến nhiều với công dụng làm đẹp da, đặc biệt là duy trì độ đàn...